Phù bạch mạch - Bệnh lý sau điều trị ung thư vú

Phù bạch mạch - Bệnh lý sau điều trị ung thư vú

Phù bạch mạch là gì?

Phù bạch mạch là bệnh lý do do ứ dịch ở 1 phần hay toàn bộ tay dẫn đến tình trạng tay bị phù nề. Đây là bệnh lý thường gặp sau khi điều trị ung thư vú và là biểu hiện thường gặp sau khi điều trị ung thư.

phù bạch mạch
Phù bạch mạch

Nguyên nhân gây phù bạch mạch

Do việc loại bỏ hay cắt cách hạch bạch huyết tại nách cho các bệnh nhận bị ung thư vú hay tình trang thiếu hụt các nút và mạch hạch huyết ở những người đã được gỡ bỏ, phù bạch mạch có thể dẫn đến cánh tay.

Ngoài ra bực xạ điều trị ung thư vú củng góp phần tăng tỉ lệ phát bệnh phù bạch mạch nếu gây ra seo hay viêm các hạch bạch huyết hay các mạch bạch huyết làm hạn chết dỏng chảy của dịch bạch huyết.

Các giai đoạn phù bạch mạch

Bệnh phù bạch mạch được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 còn được gọi là “phù bạch mạch có thể phục hồi”: Bệnh nhận có biểu hiện phù nhẹ, mềm và không có biểu hiện sơ hóa, giảm dấu hiệu sưng nề khi nâng cao tay.
- Giai đoạn 2 còn gọi là “phù bạch mạch không phục hồi tự nhiên”: Đây là giai đoạn bệnh nhân có dấu hiện phù nề rõ rệt, có biểu hiện sơ hóa trong tay, giảm độ mềm ở tay và không có dấu hiệu giảm sưng nề khi nâng cao chi. Ngoài ra bệnh nhận còn có thể bị nhiễm trung da trong giai đoạn này.

- Giai đoạn 3 còn gọi là “phù tay voi”: Tình trạng sơ hóa nghiêm trọng, thăng thể tích và da bị biến đổi như tạo nhú sần sùi, nang hóa, có đường dò và dày sừng. Các nếp gắp giữa cổ tay trở nên sau hơn. Có sự tái phát nhiễm trùng da.

Phương pháp điều trị bệnh phù bạch mạch

Hiện nay chưa có phương pháp khắc phục triệt để bệnh phù bạch mạch, Chủ yếu là làm giảm sưng và kiểm soát các cơn đau. Phương pháp điều trị phù bạch mạch bao gồm:

Các bài tập: thực hiện các bài tập vận động tại cánh tay giúp tăng lượng lưu thông dịch. Nên tập các bài tập vừa sức tránh gắng sức hay gây mệt mỏi.

Massage: Kỹ thuật massage củng góp phần cải thiện sư lưu thông dịch tại vùng bị phù nề nhưng không phải ai củng có thể áp dụng kỹ thuật này. Tránh massage vào nhưng vùng bị nhiễm trùng hay được xạ trị.

Dùng khí nén: bệnh nhân được mặc một áo chuyên dụng trên cánh tay hoặc chân bị bệnh nối với một máy bơm tạo áp lực ép chi bệnh nhằm đẩy dịch bạch huyết di chuyển khỏi vùng bệnh giúp giảm sưng đau.

Trong trường hợp phù bạch mạch trầm trọng, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật cắt bỏ mô dư thừa tại vùng bị sưng.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Phùng

724 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090.27.27.138